Bạn biết gì về bệnh tự kỷ ở trẻ?
Tự kỷ trẻ em là một trong những căn bệnh về tâm lý khiến bé có sự ngăn cách và không thể hòa nhập được với môi trường xã hội. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải theo dõi cẩn thận với con em mình, để sớm phát hiện và có những can thiệp để điều trị bệnh tránh những hệ quả đáng buồn với tương lai của trẻ.
Tự kỷ là gì và dấu hiệu nào để nhận biết bệnh?
Tự kỷ là bệnh lý mà cơ thể và tâm lý trẻ sẽ xuất hiện những rào cản đối với xã hội bên ngoài. Đây được xem là tình trạng chậm phát triển của não bộ, diễn ra trong ba năm đầu đời và trẻ em nào cũng có nguy cơ mắc phải, vì nó không bị chi phối bởi yếu tố dân tộc, tôn giáo hay trình độ của cha mẹ. Bệnh lý này sẽ làm bé mất đi khả năng giao tiếp với mọi người, rõ nhất là trên phương diện ngôn ngữ. Nghiêm trọng hơn nó còn có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ đó vì nó sẽ có hành động tự gây hại cũng như quậy phá.
Tự kỷ là chứng bệnh liên quan đến tâm lý.
Vì vậy, cha mẹ cần hết sức để ý trẻ trong thời gian này để sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường, hoặc có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau: không có hoặc ít tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác; thể hiện những hành vi lặp lại giống nhau trong việc lựa chọn thói quen hằng ngày; không hề nói năng hoặc có cách nói kỳ dị, tùy thích; trẻ sẽ thích xoay chuyển đồ vật, động tác rất khéo và hay có những động tác định hình; bé có kỹ năng vượt trội về ý thức không gian, hay nhớ kiểu học vẹt giỏi hơn là học kiến thức mới; vẻ ngoài nhanh nhẹn, thông minh và khá dễ thương. Khi con bạn có những dấu hiệu này bạn nên đặt ra sự nghi ngờ về chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em để có được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Tự kỷ có những dạng nào?
Bệnh tự kỷ có những biểu hiện vô cùng đa dạng và nó không phải là một căn bệnh đơn độc, mà bao gồm rất nhiều những hội chứng kèm theo như: rối loạn tự kỷ sớm, hội chứng asperger, được hiểu là tình trạng bé vụng về, sợ leo trèo, di chuyển đi đứng khác lạ, có các tư thế dị thường; sự rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu, hội chứng rett, rối loạn nhân cách.
Tự kỷ không đi đơn lẻ mà nó là bệnh được biểu hiện bằng nhiều hội chứng.
Hiện nay hiện tượng tự kỷ này được xem là một dạng rối loạn tâm lý ở trẻ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ đang có những cách nhìn nhận sai lầm về chứng bệnh này, khi cho rằng minh gây lỗi lầm gì đó nên trời phạt con và nghĩ không thể cứu chữa được và bỏ mặc con mình tiến triển cùng bệnh mà không can thiệp trị liệu. Nhưng thực tế các nghiên cứu đã chứng minh rằng chứng rối loạn này là do thể chất nhiều hơn chứ không phải do cách nuôi dạy của cha mẹ.
Những trẻ bị bệnh này thường gặp khó khăn với động tác khó khi tập thể dục cũng như tham gia trò chơi tập thể. Trẻ thường gặp khó khăn khi diễn tả ý mặc dù có thể lập lại lời người khác rất tốt.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ có sự phát triển không bình thường so với những bạn bè cùng trang lứa, vì vậy nên có những hình thức giáo dục, chia sẽ hay chăm sóc đối ví dụ như là :
Khi chăm sóc trẻ tự kỷ cần lưu ý đến nhiều điểm khác nhau.
Trẻ không dám cởi áo vì nghĩ nó là vỏ bọc an toàn cho chúng, sợ độ cao do xuất phát từ việc không được ẵm bồng lúc nhỏ; lúc nào cũng rất hiếu động chạy xung quanh như đang đi tìm chính mình, nghĩ rằng mình có hơn một thân thể này.
Đồng thời bạn cũng cần nghi ngờ bé đang mắc bệnh với những hành vi điển hình như: sự lặp lại động tác giống nhau; thiếu thích nghi hay cứng nhắc; thiếu sự vui đùa. Lúc này bạn nên mang trẻ đến với các chuyên gia về thần kinh và tâm lý để tìm được sự hỗ trợ cần thiết.
Như vậy bằng những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đã có được những hiểu biết nhất định về bệnh tự kỷ ở trẻ em.